9 ảnh hưởng tích cực của hệ thống quản trị đào tạo (LMS) tới doanh nghiệp

Mar 09, 2019

9 ảnh hưởng tích cực của LMS tới doanh nghiệp
‘Nhanh chóng’. Đây là từ ngữ mô tả chính xác về thế giới hiện nay. Ngày nay, mọi thứ xung quanh ta đều diễn ra vô cùng nhanh chóng. Nếu bạn dừng tất cả mọi hoạt động trong vòng một giây, chắc chắn bạn sẽ bị bỏ lại phía sau ngay lập tức. Công nghệ là yếu tố cốt lõi của sự thay đổi nhanh chóng này. Chúng ta buộc phải nắm bắt công nghệ và sử dụng chúng như một công cụ mạnh mẽ để đạt được thành công, dù là cá nhân, chuyên gia hay doanh nghiệp. Để có thể thích nghi được với những hoàn cảnh mới và học hỏi cách điều chỉnh giữa những nhu cầu truyền thống kết hợp với những nền tảng công nghệ hoàn toàn mới, đồng thời, phải thực hiện chúng một cách nhanh chóng, nhuần nhuyễn. Đó chính là kỹ năng mỗi người cần trang bị trong thế kỉ 21. Học tập tại nơi làm việc cần được thực hiện một cách nhanh chóng và toàn diện nhất có thể. Con người có kiến thức nhưng chỉ công nghệ mới có thể mở rộng liên kết, trao đổi giữa các nhân viên trong tổ chức. Hệ thống quản trị đào tạo luôn là một phần của công nghệ. Những doanh nghiệp lựa chọn sử dụng LMS cho học tập tại nơi làm việc nghĩa là họ đã phát triển trước một bước so với việc thúc đẩy năng lực làm việc của nhân viên thông thường. Phần mềm LMS đáp ứng nhu cầu học tập doanh nghiệp
Software Advice – một công ty con thuộc Gartner chuyên thực hiện những khảo sát chi tiết và những nghiên cứu sâu rộng về các ứng dụng phần mềm, bao gồm cả hệ thống quản trị đào tạo (LMS). Họ khảo sát gần 200 công ty sử dụng LMS liên quan đến việc tạo và quản lý những chương trình đào tạo của doanh nghiệp. Những chuyên gia L&D tại doanh nghiệp được hỏi về cách họ sử dụng chúng như thế nào, môi trường đào tạo ra sao, có những lợi ích gì, những thách thức mà họ đã trải qua và họ cân nhắc điều gì về kế hoạch đầu tư LMS trong tương lai. Báo cáo nhận định rằng hầu hết doanh nghiệp sử dụng LMS đều áp dụng blended approach (kết hợp online & offline) để đào tạo nhân viên. Đồng thời, báo cáo này cũng nhận định cloud-based LMS vượt trội so với các nền tảng khác và máy tính vẫn là thiết bị được sử dụng nhều nhất để truy cập các khóa đào tạo. Tuy nhiên, điều quan trọng trong báo cáo này là đa số đều nhận định rằng hệ thống quản trị đào tạo của họ có ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của doanh nghiệp. Ảnh hưởng tích cực của Hệ thống quản trị đào tạo (LMS) đến doanh nghiệp là thế nào? Hãy thử nhìn kỹ các dữ liệu dưới đây, báo cáo của Software Advice đã chỉ ra một cách chính xác hệ thống quản trị đào tạo đã ảnh hưởng tích cực như thế nào trong việc đào tạo tại nơi làm việc: 9 ảnh hưởng tích cực của hệ thống quản trị đào tạo

1. Khả năng theo dõi quá trình học tập của học viên – 96%

Rất khó để một người quản lý có thể theo dõi mọi thứ đang diễn ra trong quy trình học tập của một nhân viên: kiến thức của nhân viên đang ở mức độ nào, chương trình nào và số lượng bao nhiêu là cần để học viên có thể thành thạo được một kỹ năng nhất định để phục vụ cho công việc, … Và theo hình thức thông thường, một người quản lý chỉ có thể theo dõi nhiều nhất là 10 nhân viên. Vì vậy, không có gì bất ngờ với chức năng theo dõi quá trình học tập giúp giải quyết vấn đề này tốt hơn bao giờ hết. Những công cụ phân tích và báo cáo (analyze & report) giúp người quản lý nắm bắt được thông tin trong thời gian thực (real time). Họ có thể thấy được ai vừa hoàn thành khóa học nào, số điểm bao nhiêu chỉ bằng vài cái nhấp chuột. Từ đó dễ dàng xác định những bước phát triển tiếp theo cho nhân viên một cách nhanh chóng.

2. Tổ chức & hệ thống hóa nội dung đào tạo – 96%

Một trong những lợi ích hàng đầu khác của việc sử dụng hệ thống quản trị đào tạo là cho phép người quản trị quản lý hiệu quả tất cả các tài liệu đào tạo của doanh nghiệp. Chức năng này cho phép bạn hệ thống lại cấu trúc dữ liệu (tài liệu, hình ảnh, video, pdf, các định dạng khác,…) và dễ dàng điều hướng trong hệ thống này. Trong đó, lợi ích lớn nhất chính là giảm thiểu được rất nhiều rủi ro nhầm lẫn khi update version của các tài liệu, từ đó giúp người quản trị dễ dàng cập nhật những nội dung đào tạo liên tục.

3. Khả năng đào tạo nhiều nhân lực hơn – 95%

Với hình thức đào tạo truyền thống, số lượng người học phụ thuộc vào số lượng người hướng dẫn cũng như từ nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng hệ thống LMS thì mọi chuyện sẽ khác. Dù doanh nghiệp của bạn bắt đầu đào tạo từ 15 học viên cho đến 70, hoặc từ 500 đến 2500 học viên thì chương trình đào tạo thông qua LMS vẫn có thể làm việc với cùng một năng suất tốt nhất.

4. Tiêu chuẩn đào tạo – 93%

Mỗi một nhân viên đều có sự khác biệt và tất nhiên họ cũng sẽ có cách học tập khác nhau. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không được tiếp nhận những nội dung đào tạo, kiến thức giống nhau nếu như vị trí của họ giống nhau hoặc quy trình làm việc có sự tương đồng. Trên thực tế, chúng ta đang đề cập tới những doanh nghiệp đa quốc gia, có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh trên nhiều khu vực, sự khác biệt văn hóa có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đào tạo. Bằng cách sử dụng hệ thống quản trị đào tạo, bộ phận L&D (Learning & Development) có thể chắc chắn rằng tất cả nhân viên trong cùng bộ phận & lĩnh vực hoạt động có thể được đào tạo theo từng tiêu chuẩn công việc cụ thể, bất kể họ ở đâu. Tất cả nhân viên tham dự một chương trình đào tạo cụ thể chắc chắn sẽ được học những kiến thức giống nhau, và chỉ duy nhất hệ thống quản lý đào tạo có thể đảm bảo mức độ thỏa mãn của các tiêu chuẩn đào tạo.

5. Đào tạo hiệu quả - 93%

Hình thức đào tạo truyền thống phụ thuộc nhiều vào người hướng dẫn (trainers/instructors) và ít phản ứng với nhu cầu thực tế của học viên. Sự có mặt, tham dự tại các buổi đào tạo đúng với lịch trình quả là một điều không dễ dàng đối với những nhân viên bận rộn. Hệ thống quản trị đào tạo (LMS) trao quyền chủ động nhiều hơn cho người học (về thời gian, tốc độ đào tạo,…) khi có được sự chủ động, họ sẽ chú ý hơn đến tài liệu học tập vì vậy có thể đạt được những kết quả tốt hơn khi áp dụng trong công việc, thậm chí còn tạo được thói quen học tập.

6. Sự tham gia tích cực của nhân viên – 92%

Mô hình đào tạo truyền thống có lợi thế là sự tương tác trực tiếp giữa học viên với học viên, học viên với giảng viên. Một lớp học truyền thống có thể có ích trong việc tương tác với nhau, nhưng nó cũng có nhiều hạn chế trong việc tăng cường sự hấp dẫn, thú vị cho học viên. Khi họ phải theo dõi liên tục những slide bài giảng với quá nhiều thông tin. Sử dụng hệ thống LMS sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn cho phép thiết kế ra những khóa học trực tuyến hấp dẫn. Trò chơi hóa nội dung học tập (Gamification), kịch bản học tập và những case study mô phỏng chỉ là một số những ví dụ về công nghệ đào tạo mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong hoạt động học tập tương tác. Hệ thống LMS còn cho phép gửi & nhận những phản hồi (feedback) trực tiếp cũng như những công cụ cộng tác trực quan (comments , share,..) chúng góp phần gia tăng tỷ lệ tham gia tích cực các khóa học của nhân viên.

7. Cải thiện hiệu suất công việc của nhân viên – 92%

Mục đích của đào tạo và phát triển (Learning & Development) là để nhân viên có thể khỏa lấp những kỹ năng, kiến thức còn thiếu từ đó cải thiện hiệu suất làm việc của họ. Tất cả các tài nguyên đào tạo, học tập luôn luôn phải sẵn có trên hệ thống LMS, để nhân viên có thể dễ dàng truy cập bất cứ lúc nào họ có nhu cầu. Khi họ tìm được những thông tin đúng, cần thiết với những gì họ đang gặp khúc mắc thì họ có thể áp dụng ngay lập tức vào công việc từ đó cải thiện năng suất.

8. Giữ chân nhân viên – 92%

Ngày nay, nhân viên có xu hướng “nhảy việc”, họ biết rõ rằng sẽ không thể “chôn chân” tại bất kỳ một doanh nghiệp nào. Họ không thích làm đi làm lại một công việc trong 10 năm, họ thích sự đổi mới, thách thức trong công việc hằng ngày. Cách duy nhất để có thể giữ chân nhân viên chính là học tập và phát triển (learning and development). Khi doanh nghiệp cung cấp những cơ hội học tập phát triển, thì nhân viên có thể học và làm việc hiệu quả hơn, họ có xu hướng sẽ ở lại làm việc lâu dài hơn tại doanh nghiệp.

9. Chi phí đào tạo – 89%

Việc doanh nghiệp đầu tư một hệ thống LMS có thể tốn kém ở giai đoạn đầu nhưng sẽ tiết kiệm và mang lại hiệu quả trong thời gian dài. Các doanh nghiệp sử dụng hệ thống quản trị đào tạo (LMS) không cần phải mất chi phí chỗ ở cho giảng viên khi họ đến từ các thành phố khác nhau, không cần phải chi trả cho địa điểm học tập, cũng như không cần in quá nhiều tài liệu và các chi phí phát sinh khác. &nbsp
Trong thời đại công nghệ số, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức đều đã và đang đi tìm một hình thức đào tạo nguồn nhân lực một cách hiệu quả - MVV Everlearn (giải pháp đào tạo trực tuyến) chính là lựa chọn tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại. Nền tảng được phát triển bởi MVV Academy với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai quy trình đào tạo nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tiết kiệm được khoản chi phí bỏ ra đáng kể mà vẫn có thể đem lại kết quả tích cực cho sự phát triển đội ngũ.