Đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam: Thực trạng và vai trò
Aug 21, 2024
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam đã trở thành một yếu tố quan trọng hàng đầu để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững. Vậy, thực trạng việc đào tạo hiện nay và vai trò của đào tạo nhân sự quan trọng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2023, tình hình lực lượng lao động cả nước có những chuyển biến đáng chú ý.Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Theo báo cáo, tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo vẫn còn thấp ở nước ta. Trong độ tuổi từ 15 trở lên có 51,7 triệu người thuộc lực lượng lao động, tuy nhiên chỉ có khoảng 26,4% tương đương 13,7 triệu người đã được qua đào tạo. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước còn hơn 38,0 triệu người chưa được đào tạo để có một trình độ chuyên môn nhất định. Qua các chỉ số này, chúng ta có thể thấy được rằng mặc dù nước ta có nguồn nhân lực trẻ đầy dồi dào nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn rất hạn chế. Về tỷ lệ lao động có việc làm thông qua đào tạo: Báo cáo chỉ ra rằng, trong 13,7 triệu người đã qua đào tạo của cả nước, nước ta có trình độ lao động từ đại học trở lên chiếm tỷ trọng cao nhất với 11,7%, 7,4% cho nhóm cao đăng và trung cấp. Tỷ lệ này tập trung cao nhất ở 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (lần lượt là 50,0% và 35,8%). Mặc dù nhìn vào các chỉ số không quá cao, nhưng từ năm 2016 - 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam đã có những thiện rõ ràng, bình quân đã tăng 5,8%/năm cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%). Qua đây, nhận định được rằng nhu cầu đào tạo và phát triển ở Việt Nam đang ngày càng phát triển và nhận được quan tâm nhiều hơn. Trong chủ trương phát triển nhân lực của cả nước, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng để phát triển bền vững trong tương lại trong việc đào tạo nhân sự ở Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn kết đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động.
Tại sao đào tạo nguồn nhân lực lại quan trọng?
Đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và đào tạo doanh nghiệp nói riêng không chỉ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên mà còn có nhiều vai trò mang tính thiết thực khác:
Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc:
Kiến thức chuyên môn: Đào tạo giúp nhân viên nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng công việc, giảm thiểu sai sót.
Kỹ năng mềm: Các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo... được rèn luyện qua đào tạo giúp làm việc hiệu quả hơn, linh hoạt hơn trong mọi tình huống.
Tăng cường sự sáng tạo và đổi mới:
Tư duy mới: Đào tạo giúp nhân sự tiếp cận những kiến thức mới, công nghệ mới, từ đó kích thích tư duy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng đột phá.
Tư duy giải quyết vấn đề: Khi được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết, mọi người sẽ tự tin hơn trong việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề phát sinh.
Giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc:
Hài lòng với công việc: Khi được đầu tư đào tạo, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng với công việc và có động lực gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Giảm chi phí tuyển dụng: Việc giảm tỷ lệ nghỉ việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Đội ngũ nhân sự chất lượng: Một đội ngũ nhân sự có năng lực cao là lợi thế cạnh tranh lớn của doanh nghiệp.
Đáp ứng yêu cầu của thị trường: Đào tạo giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường, nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.
Kết luận
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng đào tạo nguồn nhân lực là một hoạt động không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Để bắt kịp xu hướng phát triển của thị trường, các công ty cần chủ động đầu tư vào đào tạo, xây dựng một đội ngũ nhân sự chất lượng cao. MVV Everlearnsẵn sàng đồng hành cùng quý doanh nghiệp trên hành trình này, cung cấp các giải pháp đào tạo toàn diện và hiệu quả.