Giá trị trọn đời của nhân viên: Yếu tố quan trọng để hướng tới phát triển bền vững
Jul 16, 2020
Theo dõi giá trị trọn đời của nhân viên (ELV - Employee Lifetime Value) - giá trị ròng mà nhân viên mang lại trong suốt khoảng thời gian họ gắn bó với doanh nghiệp - có thể rất khó để đo lường nhưng việc cung cấp một trải nghiệm nhân viên vượt trội cũng là một cách hiệu quả để tối ưu hóa chúng.
MỘT TRẢI NGHIỆM VƯỢT TRỘI CÓ THỂ THÚC ĐẨY GIÁ TRỊ TRỌN ĐỜI CỦA NHÂN VIÊN
Giá trị trọn đời của khách hàng (CLV) - tổng doanh thu mà mỗi khách hàng mang lại đã trở thành một KPI quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. CLV không chỉ nói với bạn rằng liệu sản phẩm của bạn có hiệu quả mà còn cho biết liệu nỗ lực bạn bỏ ra liệu có đáng hay không. Hơn nữa, giá trị này còn nói với bạn rằng những phân khúc khách hàng nào thì nên được nỗ lực phục vụ ngay từ đầu. Càng ít hơn những doanh nghiệp mà bận tâm đến đo lường Giá Trị Trọn Đời của Nhân Viên (ELV). ELV là giá trị ròng mỗi nhân viên mang đến cho doanh nghiệp trong suốt khoảng thời gian họ gắn bó – giá trị mà họ mang lại trừ đi tất cả các chi phí tuyển dụng & đào tạo nhân viên mới, chi phí hỗ trợ và quản lý nhân viên. Như vậy, rất khó để có thể đo lường. Trong khi bạn có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu của một người đại diện bán hàng mang lại là bao nhiêu, nhưng việc tính giá trị của một đại diện bán hàng tốt lại khó khăn hơn nhiều. Làm việc nhóm tốt sẽ đáng giá bao nhiêu? Làm thế nào để đánh giá một nhà quản lý không bao giờ thất bại trong việc thúc đẩy tinh thần làm việc của mọi người? Thật khó để có thể tìm ra nhưng giá trị trọn đời của nhân viên xứng đáng được dành nhiều thời gian để xem xét. Cuối cùng các nhân viên chính là tài sản quý giá nhất của bạn. Hãy đảm bảo rằng việc “đội ngũ nhân viên của bạn cung cấp những giá trị khả thi tối đa cho doanh nghiệp” chính là yếu tố duy nhất xác định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bỏ qua CLV có thể nhanh chóng bị đào thải trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Có được các khách hàng mới mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Hãy đảm bảo rằng bạn đã chọn được các khách hàng đúng đắn và sau đó hãy giữ họ ở lại trong một thời gian dài để cho thấy sự khác biệt giữa tăng trưởng và thất bại. Tương tự, nếu doanh nghiệp bạn bỏ qua ELV cũng sẽ dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng. Quy trình tuyển dụng tốn kém và việc đào tạo nhân viên mới cũng tốn nhiều thời gian. Các nhân viên thất bại trong việc đáp ứng những mong đợi sẽ khiến doanh nghiệp của bạn mất nhiều chi phí. Các nhân viên rời đi trước khi bạn bù lại chi phí đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra cũng sẽ khiến mất nhiều chi phí. Bên cạnh đó, việc luân chuyển nhân viên thường xuyên có thể dẫn đến sự hao hụt về tinh thần làm việc, quản lý tri thức và văn hóa doanh nghiệp. Việc theo dõi ELV sẽ giúp bạn tối ưu hóa hoạt động Nhân Sự. Xác định những nhân viên có thể cung cấp giá trị "đáng kinh ngạc" cho doanh nghiệp của bạn và giúp quá trình tuyển dụng tốt hơn. Theo dõi giá trị của một nhân viên trước và sau một chương trình đào tạo sẽ chỉ ra cho bạn những hoạt động học tập nào đáng dành được nhiều sự đầu tư. Và một số liệu hữu hình sẽ giúp bạn đảm bảo được sự quan tâm đúng mực từ các “C-levels” trong công ty cho các khoản liên quan đến hoạt động tương tác, tạo động lực và giữ chân nhân viên.
DOANH NGHIỆP CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ THÚC ĐẨY GIÁ TRỊ TRỌN ĐỜI CỦA NHÂN VIÊN?
Câu trả lời rất rõ ràng: Bạn cần tạo ra một trải nghiệm nhân viên vượt trội. Trải nghiệm nhân viên là một nền tảng cho các hoạt động thực tiễn của HR hiện đại. Jacob Morgan đã đưa ra trường hợp rằng trải nghiệm nhân viên là giai đoạn phát triển hiện tại của sự tăng trưởng doanh nghiệp. Vào kỷ nguyên trước, nhà tuyển dụng tập trung vào sự hữu dụng: đảm bảo rằng nhân viên có những công cụ cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ. Với sự xuất hiện của tự động hóa, sự tập trung đã chuyển sang hiệu suất: làm thế nào để tối ưu hóa các công việc của nhân viên giúp vượt trội hơn so với các đối thủ. Việc phổ biến của công việc dựa trên tri thức đã đẩy mạnh hoạt động tương tác nhân viên: Sự công nhận rằng đội ngũ nhân viên sáng tạo, đổi mới sẽ làm việc tốt nhất khi họ hạnh phúc và được tạo động lực. Cuối cùng, trong thị trường toàn cầu hóa ngày nay, các công ty mong muốn thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu phải cung cấp được trải nghiệm nhân viên đẳng cấp thế giới. Trải nghiệm nhân viên bắt đầu với sự tương tác đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng cho đến khi kết thúc với cuộc phỏng vấn nghỉ việc. Đó chính là thuật ngữ bao quát về những gì mà người đi làm thích khi làm việc trong tổ chức của bạn, từ không gian làm việc, các công nghệ mà Doanh nghiệp sử dụng cho đến các chương trình Đào tạo và Phát triển mà Doanh nghiệp đưa ra, văn hóa mà Doanh nghiệp sở hữu.
ĐIỀU GÌ TẠO NÊN MỘT TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN VƯỢT TRỘI?
Để nâng cao trải nghiệm nhân viên, bạn cần tập trung chú ý vào 3 yếu tố gồm: không gian vật lý, công nghệ kỹ thuật số và văn hóa doanh nghiệp. Cả 3 yếu tố này tạo ra mọi trải nghiệm mà nhân viên sẽ có trong công ty bạn.
1. Không gian vật lý
Không gian vật lý có thể đưa ra rất nhiều điều hay về cách nhân viên của bạn tương tác. Bạn có thúc đẩy sự tương tác với văn phòng mở hay chú trọng sự tập trung với phòng làm việc với những vách ngăn? Làm cách nào bạn thể hiện được sự độc đáo của thương hiệu và giá trị của công ty trong cách thiết kế không gian làm việc? Đại dịch mà chúng ta đang phải đối mặt đưa ra nhiều thách thức hơn nữa. Làm thế nào để bạn thúc đẩy tương tác trong khi vẫn đảm bảo dãn cách vật lý? Bạn sẽ làm thế nào để giúp cho nhân viên của mình cảm thấy an toàn? Bạn sẽ chuyển sang làm việc từ xa?
2. Công nghệ kỹ thuật số
Các công cụ và công nghệ bạn cung cấp cho các nhân viên có thể tạo sự khác biệt giữa trải nghiệm nhân viên tuyệt vời và trải nghiệm nhân viên tồi tệ. Ép các nhân viên sử dụng những công nghệ, phần mềm lỗi thời để làm việc sẽ mang đến sự ảnh hưởng trầm trọng về mặt hiệu suất lẫn tinh thần làm việc. Ngược lại, những công nghệ thân thiện với người dùng, luôn cập nhật sẽ giúp đào tạo nhân viên nhanh chóng và hiệu quả vận hành công việc cao hơn. Công nghệ cũng là một yếu tố cốt lõi trong việc giám sát, quản lý và cải thiện trải nghiệm nhân viên. Với những công cụ tại chỗ phù hợp, bạn có thể theo dõi mọi người từ đầu khi nộp đơn ứng tuyển cho đến lúc phỏng vấn nghỉ việc, bằng cách làm tương tự này, bạn có thể tối ưu hóa hành trình khách hàng từ đầu đến cuối.
3. Văn hóa doanh nghiệp
Để thu hút, truyền cảm hứng và giữ chân các nhân tài hàng đầu, thì xây xựng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố thiết yếu, nơi mà sự gắn kết, hài lòng và phát triển của nhân viên được đặt lên hàng đầu và cũng là yếu tố trọng tâm. Văn hóa doanh nghiệp có thể là một điều gì đó hơi trừu tượng – Herb Kelleher mô tả như sau: “Điều mà mọi người vẫn làm trong khi không có ai quan sát.” Tuy nhiên, văn hóa được thể hiện bằng các hành vi, điều có thể đo lường, khuyến khích và phát triển. Tạo ra một văn hóa để hỗ trợ trải nghiệm nhân viên có nghĩa là lùi lại một bước và xem xét những hành vi mà bạn mong muốn được khích lệ trong các cấp của tổ chức và sau đó thiết kế hệ thống để cung cấp những khuyến khích giúp mọi người thực hiện những hành vi đó.
3 "CHÌA KHÓA" CỦA MỘT TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN TUYỆT VỜI
Trải nghiệm nhân viên là một phần của mọi hoạt động kinh doanh. Mọi cuộc họp, email, cuộc phỏng vấn, mọi điểm hành động, mỗi tương tác giữa bạn và nhân viên đều xác định nhân viên sẽ cảm thấy thế nào khi làm việc tại công ty. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng để cải thiện trải nghiệm nhân viên toàn diện, có 3 lĩnh vực mà bạn nên tập trung:
1. Đào tạo và phát triển (Learning & Development)
Hơn 1 trong 3 người lao động và gần 50% millennials sẽ có khả năng từ bỏ công việc khi họ không được cung cấp cơ hội học tập, đào tạo. Nói cách khác, xây dựng một trải nghiệm nhân viên tuyệt vời phải bắt đầu từ một chương trình đào tạo và phát triển mạnh mẽ. Những nhân viên đang học hỏi, tiến bộ và phát triển liên tục là những người có sự cam kết với công việc và kết quả là hiệu suất công việc của họ sẽ cao hơn. Các nhân viên thấy rằng cấp trên có sự đầu tư vào lộ trình phát triển của họ sẽ nhận thức được giá trị và từ đó nỗ lực để đem lại kết quả tốt hơn nữa cho công ty.
Nền tảng MVV Everlearn 4.0 lấy người học làm trung tâm từ đó thiết kế trải nghiệm giúp thúc đẩy tối đa sự tham gia, tương tác và chú tâm tới nội dung đào tạo. Cộng với những tính năng quản trị mạnh mẽ, Everlearn giúp Doanh nghiệp chuyên nghiệp hóa hoạt động đào tạo, khuyến khích văn hóa học tập trọn đời. Từ đó nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự, tạo tiền đề cho việc mở rộng & phát triển doanh nghiệp.
2. Phản hồi nhanh chóng (Rapid Feedback)
Sự gắn kết nhân viên đã trở thành một câu hỏi thường xuyên cho “các lợi ích & đặc quyền” (benefits & perks) – có những ý tưởng đã nghe nhiều đến mức nhàm chán như “đồ ăn miễn phí hay bàn bi-da". Trải nghiệm nhân viên phức tạp hơn nhiều và đó là những gì họ trải nghiệm khi mỗi ngày tới công ty làm việc. Đo lường trải nghiệm nhân viên là cách duy nhất để theo dõi và cải thiện chúng. Để kiểm tra trải nghiệm nhân viên mà bạn đang cung cấp, bạn có thể nhận được kết quả tốt hơn với những cuộc thăm dò nhanh hoặc thậm chí những khảo sát với câu hỏi đơn. Ví dụ, tại công ty Hyland, các nhân viên chỉ được hỏi về khả năng họ sẽ giới thiệu một người bạn đến công ty. Bằng cách nhận được những phản hồi liên tục trong suốt một năm, họ có thể phát hiện ra bất kỳ sự sụt giảm nào về tinh thần làm việc của nhân viên và sẽ chuyển sang giải quyết vấn đề đó. Bạn có thể kết hợp với các cuộc thăm dò nhanh với các nhóm tập trung, đánh giá hiệu suất 360 độ, thậm chí là các cuộc đối thoại bình thường để hiểu được tình hình chung. Đảm bảo rằng tất cả các phản hồi được giải quyết một cách công khai. Không có điều gì tồi tệ hơn khi cung cấp phản hồi và sau đó cảm thấy như thể mình bị bỏ rơi. Điều đó không có nghĩa là bạn phải cung cấp cho nhân viên tất cả mọi thứ mà họ yêu cầu. Nhưng hãy chắn chắn thông báo cho nhân viên đưa ra yêu cầu rằng bạn đang phản hồi họ ngay từ bây giờ và hẹn về khoảng thời gian nào họ sẽ được giải quyết cho đến khi bạn có thời gian và ngân sách để thực hiện điều đó.
3. Sự liên kết (Alignment)
Trong báo cáo xu hướng Nguồn Vốn Nhân Lực 2020, Deloitte đề xuất tạo nên trải nghiệm nhân viên đặc biệt đòi hỏi các công ty phải nuôi dưỡng được "cảm giác thuộc về" trong nhân viên của họ. Điều này có thể đạt được tốt nhất bằng cách tăng sự liên kết giữa các mục tiêu cá nhân và mục tiêu công ty:
"Khi những người lao động cảm nhận được những việc họ làm tạo ra giá trị tích cực và thúc đẩy các mục tiêu chung, có ý nghĩa quan trọng & lớn lao. Họ sẽ gắn kết hơn, có động lực hơn và có nhiều khả năng thể hiện năng lực ở mức độ cao hơn."
Ngày nay, khi thế giới ngày càng “phân cực”, với những công việc từ xa đang ngày càng phát triển, trải nghiệm nhân viên tích cực phụ thuộc vào việc truyền đạt rõ ràng sự liên kết và ý thức kết nối với mỗi nhân viên từ ngày đầu tiên. Nhìn chung, trải nghiệm nhân viên mà doanh nghiệp tạo ra, được cung cấp thông qua 3 môi trường: vật lý, kỹ thuật số và văn hóa. Tạo nên một trải nghiệm nhân viên xuất sắc đòi hỏi bạn phải kết hợp Đào tạo và Phát triển, Phản hồi và Tham gia, Sự liên kết giữa Cá nhân, Đội ngũ và Tổ chức. Đặt vào một bức tranh toàn cảnh sẽ thấy được những năng lực tốt hơn, tỷ lệ giữ chân nhân viên tốt hơn, điểm số giá trị trọn đời của nhân viên cao hơn và những nhân viên cũng hạnh phúc, khỏe mạnh hơn.